7 tháng 9, 2010

Vấn đề về ngôn ngữ

Vấn đề lớn đây. 1 tuần nay Minh Anh nói lắp, lập bập mãi không nổi 1 câu. Thế có chết không cơ chứ. Trắng trẻo xinh gái thế kia mà nói lắp thì còn gì là con gái của mẹ nữa chứ. Bây giờ cả nhà phải chung sức để sửa cho con.
Con nói thế này: mẹ mẹ mẹ mẹ mẹ... mẹ cho em Minh Anh ăn cơm. Mãi không thành câu, nghe sốt cả ruột. Thế là mẹ phải bảo: con nói lại đi. Mẹ ơi, cho con ăn cơm. Minh Anh sẽ nhắc lại và bao giờ cũng phải gọi 'mẹ ơi' trước để con còn từ từ nói.

Đây là bài viết mẹ search trên mạng về nói lắp ở trẻ lên 2. Lưu lại đây để còn tham khảo.

"Nói lắp là hiện tượng bị lặp lại từ (cụm từ) khi các bé phát âm. Phần lớn các bé nói lắp đều hiểu mình muốn nói gì nhưng lại khó khăn trong diễn đạt. Các bé trong giai đoạn học nói (2-4 tuổi) thường mắc tật này hơn cả. Một số trường hợp ít, bé bắt đầu bị nói ắp ở tuổi lên 5.

Nguyên nhân là do các bé nôn nóng muốn trình bày ý kiến hoặc bé vẫn chưa đủ vốn từ vựng để diễn đạt. Nói lắp cũng có liên quan đến tiền sử gia đình của các bé: Nếu anh (chị) hoặc một người thân trong gia đình bị nói lắp, bé có thể dễ dàng bắt chước theo tật này. Do đó, tật nói lắp rất thường gặp ở các bé, với từng mức độ nhiều - ít khác nhau.

Theo thống kê, khoảng 5% các bé mắc chứng nói lắp trong vòng vài tháng liên tục hoặc thỉnh thoảng lại bị tái phát tật nói lắp. Khoảng 80% các bé nói lắp sẽ tự nhiên "khỏi bệnh" khi bé lớn hơn.

Tham khảo cách xử trí như sau:
Hãy kiên nhẫn lắng nghe những gì bé nói, không phải cách diễn đạt của bé. Để bé hoàn thành lại câu vừa bị nói lắp. Đồng thời, bạn nên chăm chú vào bé khi lắng nghe bé nói. Tránh nói thay bé.

Sau khi bé đã nói hết, hãy nhắc lại thật chậm câu của bé; chẳng hạn, nếu bé nói: "Con, con nhìn thấy con mèo" thì bạn có thể nhấn mạnh lại đơn giản: "À, con thấy con mèo à. Con mèo thật đẹp". Hãy đợi một vài giây trước khi đáp lại bé vì điều này giúp bé bình tĩnh, tự tin với phần trả lời của mình.

Ở tuổi lên 2, bé muốn giao tiếp nhiều nhưng vì từ vựng và cú pháp có hạn nên khiến giao tiếp không trôi chảy. Đôi khi, cha mẹ nhẫm điều này với bé nói lắp nhưng chính sự lóng ngóng này sẽ giúp kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện. Trường hợp này, bạn có thể chờ bé lớn hơn (năm sau) khi khả năng ăn nói tốt lên. Ngược lại, nếu bé vẫn nói lắp, cần kiêm tra xem nói lắp ở bé có phải mạn tính không. Nếu nói lắp là mạn tính, các trị liệu từ chuyên gia ngôn ngữ sẽ giúp ích cho bé."

Còn vấn đề khác rất nan giải. Sau khi được bà nội huấn luyện đánh cô, tát cô rồi đánh chừa ông nội thì bây giờ con đầu gấu với tất cả mọi người. Con có thể giang tay tát bốp vào mặt bố mẹ, giơ chân đá mọi người. Con còn coi đó là bình thường và là đùa vui (vì bà dạy thế mà). Bố mẹ mà quát thì con sẽ òa khóc ngay vì tủi thân và không hiểu tại sao. Bố Minh Anh lúc đầu còn hùa theo bảo con cắn cô, đánh cô nhưng sau khi bị con phang cái đàn vào giữa mặt thì đã nhận ra vấn đề rồi đấy. Nhắc đến chuyện này là mẹ lại giận run người. Chả hiểu sao mẹ rất nghiêm túc trong việc dạy con mà bố thì lại coi đó là những cái bình thường được. Bây giờ có phải cứ dạy những cái đao to búa lớn mới là dạy đâu. Chỉ cần dạy con tình cảm, thay vì đành vì tát thì âu yếm, vuốt má đã là tốt lắm rồi. Nhưng bây giờ làm thế nào để sửa cho con mới là chuyện khó. Mẹ suy nghĩ mấy ngày liền rồi. Tạm thời là chơi bài lờ đi, không cổ vũ. Con đánh rồi đá cũng được, mẹ không quát, không phản ứng mà chỉ lờ đi giả vờ xem ti vi hoặc làm gì khác thôi. Kệ con đánh chán thì tự thôi. Phải chấp nhận thế một thời gian thôi, xem thế nào rồi tính tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét